4 cao tốc dài 361km phải hoàn thành trong năm 2022

4 cao tốc dài 361km phải hoàn thành trong năm 2022

4 dự án cao tốc gồm Mai Sơn – QL 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài 361km phải hoàn thành toàn bộ trong năm 2022.

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trong buổi họp mới đây với các địa phương về tiến độ triển khai tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Cụ thể, 4 đoạn cao tốc gồm Mai Sơn – QL 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây phải dứt khoát hoàn thành trong năm 2022.

4 cao tốc dài 361km phải hoàn thành trong năm 2022
DCIM101MEDIADJI_0810.JPG

Theo Bộ GTVT, tiến độ đoạn Mai Sơn – QL45 có sản lượng thực hiện đến nay đạt 64,2% giá trị hợp đồng, đáp ứng tiến độ yêu cầu. Các đoạn Cam Lộ – La Sơn chậm 1,53%, Vĩnh Hảo – Phan Thiết chậm 1,93%, Phan Thiết – Dầu Giây chậm khoảng 3,8%.

Cao tốc Mai Sơn – QL45 đi qua địa phận hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình có chiều dài gần 63,4 km. Dự án được khởi công từ tháng 9/2020 với tổng vốn đầu tư hơ 12.100 tỉ đồng.

Cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết có chiều dài 100,8km qua tỉnh Bình Thuận, tuyến cao tốc này được khởi công vào cuối tháng 9/2020. Tổng mức đầu tư gần 11.000 tỉ đồng gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, giai đoạn 2 đầu tư mở rộng thành 6 làn xe.

Dự án cao tốc Cam Lộ-La Sơn có chiều dài gần 100 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km, đoạn qua Thừa Thiên Huế dài 61 km, với tổng vốn đầu tư 7.699 tỉ đồng. Dự án khởi công tháng 9/2019.

Được khởi công xây dựng từ tháng 9.2020, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài 99km, mặt đường hơn 32m, quy mô 6 làn xe và vận tốc thiết kế 120km/h. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2022.

Sự phát triển ngoạn mục của Thủ Đức sau hơn 1 năm…

Sự phát triển ngoạn mục của Thủ Đức sau hơn 1 năm lên thành phố và "cú twist" ấn tượng của bất động sản khu vực

Đóng góp 30% GRDP cho TP.HCM, chiếm khoảng 7% GDP của cả nước, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 18.997 USD – cao nhất cả nước – Những chuyển động ấn tượng sau hơn 1 năm lên thành phố đã giúp Thủ Đức từ một nơi được định vị vùng ven bình dân những năm trước trở thành thành phố đáng sống hàng đầu khu vực. Cùng với đó là “cú twist” ấn tượng của bất động sản nơi này khi chứng kiến mức giá tăng vọt cùng tham vọng được sở hữu của hàng nghìn nhà đầu tư. Từ vùng ven bình dân đến thành phố đột phá, sáng tạo, dẫn dắt kinh tế với mức sống của người dân cao nhất cả nước Tháng 12/2020 đặt dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của TP Thủ Đức – Thành phố trong thành phố đầu tiên của TP.HCM. Chỉ ít ngày sau khi Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực (ngày 1/1/2021), làn sóng “TP Thủ Đức” được bàn tán khắp các “cửa ngỏ” từ thực tế đến các diễn đàn, cộng đồng trực tuyến. Trong sự hân hoan của người dân địa phương là những e ngại đi kèm về một tương lai được gọi tên “thành phố” của nơi mà trước đó gắn liền với tên gọi vùng ven bên rìa TP.HCM. Nhưng chỉ sau 1 năm 6 tháng thành lập, TP Thủ Đức đã có được những chuyển động ngoạn mục: đóng góp 30% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) cho TP.HCM và chiếm khoảng 7% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của cả nước. Đáng nói, mức GRDP bình quân đầu người của TP Thủ Đức đã đạt 18.997 USD- cao nhất cả nước, con số này thậm chí gấp 3 lần đơn vị xếp thứ 2. TP Thủ Đức sở hữu những hạt nhân kinh tế – khoa học công nghệ – giáo dục hàng đầu của cả nước. Đó là khu công nghệ cao chiếm đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP. HCM. Điều quan trọng hơn, đây là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các tập đoàn lớn như Intel, Samsung… Khu vực này còn có khu đô thị đại học hiện đại, trong đó, chủ lực là Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Fulbright bên cạnh Đại học Nông lâm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật… TP Thủ Đức còn có Khu đô thị mới Thủ Thiêm – trung tâm tài chính – kinh tế mang tầm quốc tế của TP. HCM. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả nước chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của TP Thủ Đức, từ một nơi vùng ven đến ngôi vương kinh tế, dẫn dắt sự phát triển của cả một khu vực. Một tương lai mới rực rỡ cho người dân khu vực, cho cả những nhà đầu tư đã bắt đầu. “Cú twist” từ đất vùng ven đến nơi có bất động sản đáng sống, đáng sở hữu nhất Sự phát triển vượt bậc về kinh tế, hạ tầng đã giúp bất động sản khu vực này bước sang trang mới rực rỡ với mức giá được kỷ lục được thiết lập. Cụ thể, nếu so với 2019, giá bán căn hộ tại một số vùng thuộc TP Thủ Đức đã được đẩy lên khoảng 2 lần. Cách đây 3 năm, giá căn hộ tại các quận 2, 9, Thủ Đức (nay thuộc TP Thủ Đức) cao nhất khoảng 30-35 triệu đồng/m2, thì nay giá căn hộ tại đây ghi nhận mức thấp nhất 40 triệu đồng/m2 và mức giá chung cư trung bình đã vọt lên 60-70 triệu đồng/m2. Đáng nói, trong báo cáo mới đây của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), TP Thủ Đức là một trong những khu vực có mức độ tăng giá bất động sản mạnh nhất. Khu vực này hiện cũng đang vắng bóng các dự án thuộc phân khúc bình dân, ngược lại phân khúc cao cấp dần lên ngôi. Sự đổ bộ của các ông lớn bất động sản như BCG Land, Masterise, Vingroup với loạt các dự án cao cấp là một minh chứng cho việc TP Thủ Đức đang chuyển mình, khoác lên tấm áo khu vực sở hữu bất động sản hạng sang đáng sở hữu, đáng sống và đáng đầu tư bậc nhất. TP Thủ Đức đã tạo dựng thành công vị thế riêng trên thị trường địa ốc TP.HCM.

Lạm phát đang “ăn mòn” giá trị bất động sản tại Mỹ và châu Âu

Lạm phát đang “ăn mòn” giá trị bất động sản tại Mỹ và châu u

Theo David L Steinbach, Giám đốc đầu tư toàn cầu của Hines, giá nhà đã giảm khoảng 5 đến 10% so với một năm trước đó ở một số khu vực tại Mỹ. Châuu cũng đang dịch chuyển theo đúng quỹ đạo này của Mỹ. Hines có trụ sở tại Houston, Texas quản lý khoảng 90 tỷ USD tài sản bất động sản tại 27 quốc gia.

Lạm phát đang “ăn mòn” giá trị bất động sản tại Mỹ và châu u
Lạm phát đang “ăn mòn” giá trị bất động sản tại Mỹ và châu u

“Năm nay, thị trường sẽ tiếp tục bất ổn và khó khăn”, ông nói.

Steinbach cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Abu Dhabi, các doanh nghiệp đang kiểm tra lại kế hoạch mở rộng do chi phí tăng cao. Ông nói thêm, lãi suất cao hơn kéo theo chi phí vay vốn tăng, làm giảm nhu cầu của người mua và nhà đầu tư.

Steinbach nói: “Lạm phát cao hơn chắc chắn là đang tác động mạnh mẽ lên ngành bất động sản, khiến lợi nhuận đầu tư mỏng hơn”.

bất động sản được coi là hàng rào chống lại lạm phát vì một số hợp đồng thuê đã tính đến trường hợp giá cả và lạm phát tăng. Nhưng hơn một thập kỷ qua, lãi suất chạm đáy và lợi nhuận giảm mạnh trên thị trường trái phiếu đã đẩy giá bất động sản lên mức kỷ lục ở nhiều khu vực, khiến thị trường này dễ bị ảnh hưởng hơn khi chi phí đi vay tăng.

Steinbach cho biết thị trường văn phòng tại Mỹ chịu tác động nặng nề nhất so với các loại hình bất động sản khác. Không chỉ vậy, nhu cầu thuê nhà ở cũng bắt đầu giảm dần.

Ông nói: “Một số nhà đầu tư đang gặp một số khó khăn trong việc huy động vốn, chỉ điều này thôi đã làm giảm quy mô đầu tư cũng như mức giá trúng thầu”.

Tại Việt Nam, sau thời gian dài liên tục tăng trưởng nóng, các chuyên gia nhận định thị trường bất động sản đang hạ nhiệt nhưng giá vẫn ở mức cao. Có thể thị trường đang chững lại trong một giai đoạn nhất định trước khi bước vào chu kỳ mới, đặc biệt là sau các quy định của chính phủ siết chặt tín dụng vào bất động sản và ngăn chặn tình trạng đầu cơ trong bối cảnh lạm phát tăng.

Theo nghiên cứu của công ty bất động sản JLL, giá bán sơ cấp nhà liền thổ tại TP.HCM đã tăng 73% trong 4 năm qua, tính từ quý 1/2019 đến quý 1/2022, hiện đạt 155 triệu VNĐ/m2. Tại Hà Nội, giá nhà đạt 132 triệu VNĐ/m2 trong quý 1/2022, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyển đổi số, yếu tố giúp thị trường bất động sản toàn cầu ước đạt giá trị 4.900 tỷ USD vào năm 2028

Ngành bất động sản đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi nhanh chóng, được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19, sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và đặc biệt là công nghệ.

Trong khi những ông lớn bất động sản trên toàn cầu, những doanh nghiệp đã có thâm niên trong ngành, tỏ ra lo lắng về thay đổi trong những năm gần đây, thì vẫn còn đó một sự phấn khích không thể che giấu khi cuối cùng ngành bất động sản cũng đã có những sự chuyển dịch công nghệ.

Chuyển đổi số, yếu tố giúp thị trường bất động sản toàn cầu ước đạt giá trị 4.900 tỷ USD vào năm 2028

Các tập đoàn bất động sản nhìn thấy những con đường mới để kinh doanh khi những xu hướng khác bắt đầu xuất hiện. Các nhà đầu tư cũng nhìn thấy những cách mới để đưa tiền của họ vào thị trường bất động sản với các hệ thống phi tập trung. Cuối cùng, người tiêu dùng nhận thấy khả năng tiếp cận và tính minh bạch được tăng cường thông qua các nền tảng proptech hiện đại.

Dưới đây là những nhận định về các vấn đề mới của các chuyên gia bất động sản từ chuyên trang Think Realty đối với thị trường bất động sản công nghiệp trong phần còn lại của năm 2022.

Giải pháp từ đầu đến cuối cho người tiêu dùng bất động sản

Giao dịch bất động sản theo truyền thống thường là tổ hợp các quy trình với nhiều bước khác nhau, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, với công nghệ, giải pháp cho ngành bất động sản đang dần xuất hiện. Giờ đây, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm tài sản bất động sản công nghiệp một cách đơn giản hơn thông qua các nền tảng hoặc các trang web chuyên về bất động sản công nghiệp. Kế đó, các công đoạn trước kia phải xử lý thủ công bằng giấy tờ, ngày nay đã có thể được thay thế bằng công nghệ.

Đó là tất cả những gì mà CEO Regan McGee của nền tảng cho thuê bất động sản công nghiệp Nobul gọi là “nền tảng công nghệ end-to-end dành cho các giao dịch bất động sản”.

“Những gì công nghệ đem lại cho bất động sản công nghiệp quả thật là vượt ngoài mong đợi của nhiều người. Cá nhân tôi cho rằng năm 2022 có thể đánh dấu năm thành công trong chuyển giao công nghệ với lĩnh vực bất động sản công nghiệp”, ông McGee nhấn mạnh.

Giá trị tăng dần, thay đổi nhân khẩu học

thị trường bất động sản toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 4,9% trong 6 năm tới, đạt giá trị thị trường 4.900 tỷ USD. Hiện tại, thị trường bất động sản Bắc Mỹ đang hưởng mức tăng trưởng giá cao nhất trên thế giới. Giá nhà tăng dần là một tin tốt đối với những người hoạt động trong ngành bất động sản. Theo The Globe and Mail, thu nhập khổng lồ của những nhà môi giới bất động sản chính là minh họa cụ thể về sức ảnh hưởng của lạm phát.

Tuy nhiên, tất cả sự tăng trưởng đó cũng mang theo phần chuyển đổi công bằng. Theo Finance Online, thế hệ millennials (những người sinh ra trong giai đoạn đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 – đầu thập niên 2000) đã bùng nổ trở thành những người mua bất động sản lớn nhất vào năm 2022. Chính sự thay đổi nhóm người mua chính đã thúc đẩy các tập đoàn bất động sản có những cách tiếp cận mới hơn, thay đổi chiến lược marketing phù hợp hơn với thế hệ này.

Blockchain

Blockchain là thứ được nói đến nhiều trong năm 2021. Công nghệ blockchain đang dần len lỏi vào nhiều lĩnh vực, bao gồm bất động sản công nghiệp. Theo Deloitte, công nghệ mới nổi (thường được kết hợp với tiền điện tử) có thể tạo ra cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp, thúc đẩy quá trình thẩm định, cải thiện khả năng tìm kiếm tài sản, cho phép cấp vốn nhanh và tạo điều kiện phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Đối với bất kỳ ai quan tâm đến tương lai của ngành bất động sản, có lẽ họ nên thêm cụm từ “blockchain” vào từ điển.

Đó chỉ là một số ít chủ đề công nghệ liên quan đến bất động sản công nghiệp trong phần còn lại của năm 2022. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết còn rất nhiều yếu tố nữa cần được quan tâm, đặc biệt là khi chính phủ những quốc gia lớn như Trung Quốc tìm cách phục hồi ngành bất động sản sau thời gian gặp khó.

Xu hướng tất yếu của bất động sản trong tương lai

Xu hướng tất yếu của bất động sản trong tương lai

Những người thuê đang tìm kiếm một giải pháp mang tính bền vững. Các thành phố với mục tiêu xanh ngày càng quan tâm đến các tác động của carbon trong xây dựng và ưu tiên trang bị thêm những trang thiết bị hiện đại mới.

Xu hướng tất yếu toàn cầu

Xu hướng tất yếu của bất động sản trong tương lai
Xu hướng tất yếu của bất động sản trong tương lai

Cuối năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Chiến lược này đề ra các mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thực tế cho thấy xây dựng và bất động sản là một trong những ngành có mức phát thải CO2 lớn nhất trên toàn cầu.

Báo cáo Global Status Report for Buildings and Construction 2021 chỉ ra trong năm 2020, ngành xây dựng và bất động sản chiếm đến 36% mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu và là nguyên nhân của 37% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến sử dụng năng lượng.

Đặc biệt, trong tổng lượng khí thải đó, các hoạt động vận hành tòa nhà là nguyên nhân của 27% tổng lượng phát thải CO2 hàng năm.

Đánh giá về vấn đề này, ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, khẳng định bất động sản là lĩnh vực có những tác động mạnh mẽ nhất về khía cạnh môi trường trong ESG (Môi trường – Xã Hội – Quản Trị).

Mọi doanh nghiệp niêm yết tại thị trường Việt Nam ở bất kỳ sở giao dịch chứng khoán nào, dù là HNX hoặc HOSE, đều phải có báo cáo bắt buộc về ESG.

Các tòa nhà cao tầng thường có lượng khí thải lớn, do đó hầu hết dự án phát triển gần đây đòi hỏi phải có chứng chỉ ESG hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn của ESG. Rất nhiều công trình, tòa nhà mới đều được phát triển để đủ điều kiện nhận chứng chỉ xanh hoặc ESG, bao gồm cả các dự án khu công nghiệp.

“Vì vậy, bất kỳ dự án phát triển mới đều cần phải đáp ứng những chỉ tiêu và mức độ cần có của ESG để tăng tính cạnh tranh”, ông Troy Griffiths nhấn mạnh.
Nhu cầu dự án bất động sản xanh tăng vọt

Theo báo cáo Impacts của Savills, nhu cầu về công trình nhà xanh ở các thành phố lớn trên thế giới tại Mỹ, châuu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tăng mạnh. Thậm chí, nguồn cung các dự án đạt tiêu chuẩn xanh trên thế giới cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu trên thị trường.

Riêng đối với phân khúc văn phòng, ông Paul Tostevin, Giám Đốc Savills World Research, nhận định nhu cầu văn phòng công bố lượng khí thải carbon trong hoạt động tăng vọt. Tuy nhiên, theo phân tích, số lượng văn phòng đạt tiêu chuẩn xanh ở nhiều thành phố còn khá hạn chế.

“Đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư và phát triển bất động sản gia tăng mô hình này. Đặc biệt, trong bối cảnh khi các địa điểm trên đang đối mặt với quy định nghiêm ngặt của chính quyền thành phố trong mục tiêu tham vọng xanh”, ông Paul Tostevin nói thêm.

Đồng quan điểm, ông Chris Cumming, Giám đốc Savills Earth của Savills, cho rằng việc nâng cấp văn phòng trong tương lai được thúc đẩy bởi người thuê và nhà đầu tư.

Thị trường đầu tư sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ với các công trình văn phòng có chứng nhận xanh và việc định giá là rất quan trọng.

Những người thuê đang tìm kiếm một giải pháp mang tính bền vững, tránh phá dỡ các đặc điểm tích cực. Các thành phố với mục tiêu xanh ngày càng quan tâm đến các tác động của carbon trong xây dựng và ưu tiên trang bị thêm những trang thiết bị hiện đại mới.

Ở Việt Nam, ông Troy Griffiths cho biết Savills Việt Nam quan tâm đến vấn đề đảm bảo tăng trưởng xanh và theo đuổi các mục tiêu về ESG.

“Chúng tôi có đội ngũ lớn mạnh về ESG ở Hong Kong và nhiều sáng kiến áp dụng trên khắp Việt Nam. Dù là trạm sạc xe điện, tiêu thụ và lọc điện, phân tích BIM hoặc tái chế đều được áp dụng. Chúng tôi xem xét rất nghiêm túc vấn đề này và mọi công ty nên xem xét chúng trong tương lai”, ông Troy Griffiths nói thêm.

“Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi tin rằng khi một tòa nhà đáp ứng đủ các yêu cầu về ESG, khả năng thu hút cư dân và các nhà đầu tư sẽ cao hơn. Ngược lại, tính cạnh tranh của bất động sản sẽ sụt giảm”, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam khẳng định.

TP.HCM có thêm 10.000 căn hộ trong 6 tháng cuối năm

TP.HCM có thêm 10.000 căn hộ trong 6 tháng cuối năm

6 tháng cuối năm 2022 thị trường căn hộ TP.HCM sẽ có khoảng 10.000 căn hộ mở bán và hơn 200 sản phẩm nhà liền thổ.

Trong một báo cáo mới đây, Savills Việt Nam cho biết trong 6 tháng cuối năm 2022 thị trường sẽ tăng trưởng về nguồn cung vẫn duy trì tốc độ như giai đoạn nửa đầu năm với khoảng 10.000 căn hộ mở bán và hơn 200 sản phẩm nhà liền thổ.

TP.HCM có thêm 10.000 căn hộ trong 6 tháng cuối năm
TP.HCM có thêm 10.000 căn hộ trong 6 tháng cuối năm

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết, phân khúc căn hộ vẫn tập trung ở các khu vực như Thành phố Thủ Đức và quận 7. Đây là những khu vực kề trung tâm với quỹ đất hiện hữu.

Tuy nhiên, dòng sản phẩm nhà liền thổ chỉ ghi nhận 2 dự án mới ở Nhà Bè và quận 9 cũ. Đây là xu hướng dịch chuyển tất yếu của thị trường bất động sản TP.HCM.

Thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022 mặc dù đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, quỹ đất hạn chế song vẫn ghi nhận một lượng nguồn cung mới nhất định vào thị trường, đặc biệt là đến từ các dự án có quy mô lớn.

Trước đó trong báo cáo quý 1, Savills cho biết thị trường căn hộ ở TP.HCM chỉ có 2.150 căn mở bán, đồng thời có 20 dự án đang tạm dừng bán trong đó đa số các dự án dừng để điều chỉnh giá cho các đợt mở bán sắp tới.

Đơn vị này cho biết hiện nay, giá căn hộ tại TP.HCM cũng đang ở mức cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân. Do đó, nhà ở tại các tỉnh lân cận sẽ là điểm đến cho người dân TP.HCM hay người dân nhập cư đang có nhu cầu mua nhà ở.
Ngoài ra, các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong thời gian tới do nguồn cung tại TP.HCM hạn chế.

Phân khúc nhà ở bình dân hay xã hội vẫn là một cánh cửa cho các chủ đầu tư có thể tham gia vào và góp phần cho sự phát triển của xã hội.

Đặc biệt, bà Trang chỉ ra những vấn đề lớn của thị trường bất động sản TP.HCM trong đó có quỹ đất hạn chế, nguồn cung thấp, giá bán cao và quy trình cấp phép dự án còn đang bị siết chặt.

Chủ tịch UBND TP HCM trăn trở về chương trình phát triển nhà ở

Chủ tịch UBND TP HCM trăn trở về chương trình phát triển nhà ở

“Nếu chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước mà để nhà trên, ven kênh rạch nhiều như hiện nay thì chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ…” – ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, nói.

Phát biểu tại buổi giám sát việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2016-2025 ngày 24/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho hay đã trao đổi với Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Trần Hoàng Quân về việc đẩy nhanh thực hiện chương trình di dời nhà trên, ven kênh rạch.

Chủ tịch UBND TP HCM trăn trở về chương trình phát triển nhà ở
Chủ tịch UBND TP HCM trăn trở về chương trình phát triển nhà ở

“Nếu chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước mà để nhà trên, ven kênh rạch nhiều như hiện nay thì chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta chờ ngân sách với mười mấy ngàn tỉ đồng thì đến năm 2030 vẫn chưa giải quyết xong” – ông Phan Văn Mãi nói. Từ đó, ông Phan Văn Mãi đưa ra giải pháp là điều chỉnh quy hoạch vị trí đất để khai thác quỹ đất, lấy kinh phí đẩy nhanh thực hiện chương trình.

Về nhà ở nói chung, theo Sở Xây dựng TP HCM, trong giai đoạn 2016-2020 có 148.415 căn nhà ở thương mại, 14.954 căn nhà ở xã hội, 247.383 nhà ở người dân tự xây.

Cũng theo Sở Xây dựng TP HCM để đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án nhà ở bao gồm: nhà ở thương mại, nhà ở riêng lẻ, nhà ở xã hội theo từng giai đoạn 2016 – 2020, 2021 – 2025 cần phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội.

Chuyển đổi mô hình nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; khuyến khích phát triển loại hình nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở cho thuê; hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được cấp phép để tham gia xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp nhà ở hoặc nhà trọ, phòng trọ hiện hữu đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn về nhà ở cho công nhân, người lao động thuê, như thủ tục cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, vay vốn ưu đãi… là những nội dung sở quan tâm và có kế hoạch thực hiện hiệu quả thời gian tới. Cùng với đó là các giải pháp cải cách thủ tục hành chính; giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở…

Chủ tịch TPHCM yêu cầu xử lý dứt điểm các tranh chấp chung cư

Chủ tịch TPHCM yêu cầu xử lý dứt điểm các tranh chấp chung cư

Các loại tranh chấp, khiếu nại trong công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư ở TPHCM gồm chủ đầu tư chậm tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công nhưng không có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức.

Ngày 23/6, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi có chỉ đạo về công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TPHCM. Theo đó, ông Mãi giao UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức có giải pháp tăng cường, chủ động kiểm tra, xử lý đối với các khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn quản lý.

Chủ tịch TPHCM yêu cầu xử lý dứt điểm các tranh chấp chung cư
Chủ tịch TPHCM yêu cầu xử lý dứt điểm các tranh chấp chung cư

Đồng thời, quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền giải quyết, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức chủ động phối hợp, báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan; không để xảy ra tình trạng người dân tập trung khiếu nại đông người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Sở Tư pháp được giao nghiên cứu nội dung đề xuất của Sở Xây dựng về việc chấp thuận cho đăng tải các nội dung vi phạm của các doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng để người dân nắm thông tin; đối chiếu các quy định pháp luật liên quan và tình hình thực tiễn để báo cáo, đề xuất trình UBND TPHCM xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, các loại tranh chấp, khiếu nại trong công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư gồm chủ đầu tư chậm tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công nhưng không có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức.

Chủ đầu tư xây dựng không đúng theo giấy phép được phê duyệt; tự ý thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung tại chung cư. Không bàn giao, chậm bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị; chậm lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua căn hộ; vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy.

Chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư không thống nhất được các phần diện tích, nhất là phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở; chưa quyết toán số liệu (gốc và lãi) kinh phí bảo trì; nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc và sự hợp tác thiếu thống nhất giữa chủ đầu tư và Ban quản trị.

UBND TP HCM ra chỉ đạo về việc thực hiện Luật Đất đai 2024

UBND TP HCM ra chỉ đạo về việc thực hiện Luật Đất đai 2024

UBND TP HCM vừa có chỉ đạo liên quan đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Chỉ đạo này gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức (UBND cấp huyện); Văn phòng đăng ký đất đai thành phố.

Việc này nhằm đảm bảo kịp thời triển khai những quy định của Luật Đất đai 2024; Nghị định 101/2024 về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định102/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2024. Đồng thời, hạn chế gây xáo trộn trong công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.

1-172301564431 51829621526.jp g

UBND TP HCM vừa có chỉ đạo việc triển khai Luật Đất đai 2024. Ảnh Hoàng Triều

Theo đó, UBND TP HCM chỉ đạo:

Đối với các thủ tục có thay đổi thẩm quyền và trình tự, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ của cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, cộng đồng dân cư đối với 4 thủ tục.

Đó là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu; xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận; đính chính Giấy chứng nhận cấp lần đầu có sai sót; thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận cấp lần đầu.

UBND cấp huyện tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế liên thông đúng quy định; bố trí nhân sự có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

Về giữ nguyên theo hiện trạng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam đối với các thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận do có biến động; trừ trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cử nhân sự cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại trụ sở Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với các Chi nhánh có trụ sở riêng, đảm bảo được việc tiếp nhận hồ sơ thì tổ chức thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại trụ sở Chi nhánh theo quy định.

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ của tổ chức đang sử dụng đất đối với thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu; đính chính, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận cấp lần đầu.

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố tiếp nhận hồ sơ:

– Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu; đính chính; thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận cấp lần đầu cho người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận do biến động cho tổ chức sử dụng đất, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở.

– Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất của tổ chức sử dụng đất, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nguồn: nld.com.vn

Hiểu sai luật, người dân nhiều nơi ùn ùn gia hạn thời gian sử dụng đất

Hiểu sai luật, người dân nhiều nơi ùn ùn gia hạn thời gian sử dụng đất

Người dân sử dụng đất nông nghiệp lo lắng đi nộp đơn gia hạn thời gian sử dụng đất vì sợ bị thu hồi đất. Việc này là hiểu không đúng luật.

gia-han-dat-17 23190024469867 226882.jpeg

Hôm qua 8-8, Sở Tài nguyên và Môi trường một số địa phương trong đó có TP.HCM, Bình Dương có văn bản gửi các cơ quan liên quan cũng như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hướng dẫn về việc gia hạn thời gian sử dụng đất đối với đất có thời hạn.

Sau động thái này, nhiều người dân đang sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất lo lắng, ùn ùn đi nộp hồ sơ gia hạn thời gian sử dụng đất vì sợ bị thu hồi.

Sáng nay 9-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số chi nhánh văn phòng cho biết người dân ùn ùn đến nộp hồ sơ xin gia hạn thời gian sử dụng đất buộc nhân viên chi nhánh phải giải thích để người dân hiểu đúng luật.

Trong các văn bản gửi trước đó, cơ quan quản lý đất đai các địa phương đã dẫn quy định của Luật Đất đai 2024, nghị định hướng dẫn về việc gia hạn thời gian sử dụng đất.

Theo quy định mới, việc gia hạn sử dụng đất được thực hiện trong năm cuối của thời hạn sử dụng đất. Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, chậm nhất 6 tháng trước khi hết thời hạn sử dụng đất.

Quá thời hạn phải nộp hồ sơ, người sử dụng đất không nộp hồ sơ đề nghị gia hạn thì không được gia hạn sử dụng đất, trừ trường hợp bất khả kháng. Trường hợp không được gia hạn sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất theo quy định.

Đối với các trường hợp hết thời hạn sử dụng đất nhưng đến ngày nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 1-8-2024) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thu hồi đất, người sử dụng đất được thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất trong thời gian 6 tháng (đến ngày 1-2-2025).

Hết thời hạn này người sử dụng đất không làm thủ tục gia hạn thì Nhà nước thu hồi đất.

Tuy nhiên, hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nguồn gốc ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước, hoặc được giao đất có tính tiền sử dụng đất như các chủ doanh nghiệp làm dự án trên đất sản xuất, kinh doanh.

Cả trong luật và nghị định đều loại trừ đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền sử dụng đất. Nói theo cách hiểu dân dã là đất do người dân tự tạo lập.

Thậm chí đối với đối tượng sử dụng đất này, luật mới còn không yêu cầu người dân phải đi làm thủ tục gia hạn như luật cũ. Thay vào đó khi hết thời hạn sẽ tự động được gia hạn. Người dân vẫn có quyền mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, cập nhật biến động khi hết hạn sử dụng đất.

Khoản 3, điều 172 Luật Đất đai 2024 quy định: “Việc gia hạn sử dụng đất được thực hiện trong năm cuối của thời hạn sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 điều này”.

Điểm a, khoản 1, điều 172 Luật Đất đai 2024 quy định: “Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại điều 176 của luật này là 50 năm.

Khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn”.

Như vậy cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp, đất khác có nguồn gốc Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền sử dụng đất sẽ không chịu ảnh hưởng của việc gia hạn và thu hồi đất như hướng dẫn của các địa phương về gia hạn thời gian sử dụng đất.

Nguồn: tuoitre.vn

0901.80.30.30
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon